Qua đời Mẫn_Huệ_Cung_Hoà_nguyên_phi

Năm Sùng Đức thứ 6 (1641), tháng 9, Hoàng Thái Cực dẫn quân cùng Khoa Nhĩ Thấm quyết chiến với Hồng Thừa TrùTùng Sơn, Cẩm Châu. Ngày 12 tháng 9, đặc viên được phái từ Thịnh Kinh đến chỗ Hoàng Thái Cực, thông báo bệnh tình Thần phi trở nặng. Hoàng Thái Cực nghe tin dữ, vội gác lại mọi thứ, chạy hộc tốc về Thịnh Kinh thăm Hải Lan Châu. Sử liệu Triều Tiên ghi lại, đường về Thịnh Kinh trời đông giá rét nhưng Hoàng Thái Cực không quản ngày đêm, chạy miệt mài làm chết mất năm con ngựa tốt. Tuy nhiên trước khi về đến thì ngày 18 tháng 9 (tức ngày 8 tháng 10 dương lịch), Thần phi đã trút hơi thở cuối, hưởng dương 33 tuổi[11][12].

Thần phi qua đời, Hoàng Thái Cực vô cùng bi ai, không thể tự chủ, khóc ngất nhiều lần. Sáu ngày sáu đêm không ăn không uống, sáng sớm ngày thứ bảy thì lâm vào hôn mê đến trưa. Tang lễ Thần phi Hải Lan Châu được cử hành theo lễ Quốc tang, ngày 29 tháng 9, là ngày sơ tế, Hoàng Thái Cực tự mình dẫn bá quan cùng các phu nhân, tiến hành tế rượu Thần phi, tuyên đọc Tế văn chứa đầy thâm tình:

尔生于乙酉年。享寿三十有三。薨于辛巳年九月十八日。朕自遇尔。厚加眷爱。正欲同享富贵。不意天夺之速。中道仳离。朕念生前眷爱。虽没不忘。追思感叹。是以备陈祭物。以表衷悃。仍命喇嘛僧道讽诵经文,愿尔早生福地。

.

Nàng sinh vào năm Ất Dậu, hưởng thọ ba mươi ba tuổi. Hoăng vào ngày 18 tháng 9 năm Tân Tị,. Bản thân trẫm gặp gỡ nàng, sau càng thêm yêu mến. Đang muốn cùng nàng hưởng phú quý. Không ngờ trời lại đoạt nàng sớm như vậy. Nửa đường vợ chồng chia lìa. Trẫm nhớ nhung, lưu luyến những yêu thương lúc còn sống. Mặc dù suốt đời không quên nhưng lại xúc động khi hồi tưởng lại. Này đây bị trần tế vật. Lấy biểu trung khổn. Vẫn mệnh Lạt-ma ngâm nga kinh văn, nguyện nàng sớm sinh ra nơi phúc địa.

Hoàng Thái Cực ở trước mộ Hải Lan Châu tự mình rót rượu, Chư vương đại thần cùng Ngoại phiên thuộc quốc đặc phái viên tế điện lễ. Tại đây sau 5 tháng, Nguyệt tế, Đại tế, Đông chí tế, Chu niên tế, ... nhiều lần Hoàng Thái Cực cử hành nghi điển long trọng tế lễ, đều chứa đầy vô hạn buồn nhớ; ngày ngày đều soạn văn từ điển nhã trang trọng trong các Tế văn, biểu đạt vô tận ai ý. Thậm chí ở năm đó, khi cử hành Đại tế liệt tổ liệt tông cuối năm, Hoàng Thái Cực cũng cùng Hoàng hậu xuất đủ loại Quan lại và các Phu nhân tiến đến tế điện Hải Lan Châu. Tết Nguyên đán sang năm, Hoàng Thái Cực vì lấy đại tang của Thần phi mà đình chỉ diên yến.

Hoàng Thái Cực truy phong thụy hiệu cho Hải Lan Châu là Mẫn Huệ Cung Hoà Nguyên phi (敏惠恭和元妃). Thụy hiệu của bà, có chữ Nguyên phi (元妃), là danh hiệu trên thực tế dành cho Chính thê của các Quân vương thời cổ đại, bên cạnh đó, khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích còn sống, chỉnh sửa danh vị Hậu cung, lập ra danh hiệu Đại phúc tấn, còn giản gọi là Đại phi hay Nguyên phi. Theo Hán hậu cung địa vị thì Hải Lan Châu chỉ là tần phi, nhưng xét khái niệm hậu cung thời Hậu Kim, bà chính là được Hoàng Thái Cực truy phong làm vợ cả, điều này có chút ủy khuất với đương kim Hoàng hậu Triết Triết, vì Triết Triết khi này vẫn còn sống và là Đại phi danh chính ngôn thuận của Hoàng Thái Cực.

Nguyên phi được chôn tại Chiêu lăng (昭陵) ở Thẩm Dương. Bà là phi tần có thụy hiệu dài nhất trong suốt lịch sử nhà Thanh. Nhiều sử gia cho rằng vì quá thương nhớ bà mà Hoàng Thái Cực khóc than suốt hai năm rồi mắc trọng bệnh và băng hà (1643) .